Cách Xử Lý Phèn Trong Ao Nuôi

Cách Xử Lý Phèn Trong Ao Nuôi

CÁCH XỬ LÝ PHÈN TRONG AO NUÔI

Với việc nuôi tôm cá gặp tình trạng nguồn nước ao nuôi bị nhiễm phèn là điều khá phổ biến. Tuy vậy nhiều bà con vẫn không biết xử lý phèn trong ao nuôi tôm sao cho đúng kỹ thuật, giúp tránh được tình trạng thiệt hại về năng suất và chất lượng của tôm

TIẾT LỘ BÍ KÍP XỬ LÝ PHÈN TRONG AO NUÔI TÔM ĐÚNG KỸ THUẬT!

Ao bị nhiễm phèn thường rất khó để xử lý triệt để. Nếu xử lý phèn trong ao nuôi bằng phương pháp thông thường phèn sẽ không hết mà chỉ lắng tụ đáy ao và có thể xuất hiện trở lại.

Tại sao lại có phèn trong ao nuôi tôm cá?

  • Nguyên nhân chính là do người nuôi đào ao tại vùng đất phèn tiềm tàng. Hàm lượng sulfat trong đất khá cao, gặp điều kiện yếm khí và hoạt động mạnh của vi sinh vật sẽ giải phóng lưu huỳnh (S). Nếu hàm lượng sắt (Fe) trong đất cao thì sẽ kết hợp với lưu huỳnh tạo thành Pyrit (FeS2). Đây chính là chất gây ra phèn sắt, phèn đỏ trong ao nuôi tôm cá.
  • Ngoài Pyrit còn có một số tạp chất gây phèn được hình thành từ lưu huỳnh như: Các Oxit sắt (Fe), Nhôm (Al), H2S, các hợp chất hữu cơ khác,…
  • Các vùng đất nhiễm phèn thông thường sẽ có màu xám đen, hàm lượng Pyrit (FeS2) rất cao. Vì thế khi đào ao nuôi tôm cá sẽ rất khó khăn trong vấn đề xử lý phèn.

Ảnh hưởng của phèn đối với tôm cá như thế nào?

Ảnh hưởng chung đối với ao nuôi

  • Ao nuôi nhiễm phèn rất khó gây màu nước, làm cho tảo khó phát triển.
  • Ao bị phèn có pH thấp, từ đó ngăn cản sự khuếch tán của Na+ và K+ từ ngoài vào trong làm cho các loài giáp xác mất cân bằng trong quá trình tạo vỏ.
  • Ảnh hưởng đến sử hoạt hóa các Enzyme của thủy sinh vật trong ao nói chung.
  • Làm tăng quá trình hô hấp của tôm cá, gây mất nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp. Làm cho tôm cá chậm phát triển, sinh sản,…Hợp chất phèn trong nước còn bám vào thân vỏ.Đặc biệt là mang (thường thấy ở tôm, cá bị vàng mang).

Ảnh hưởng đến tôm nuôi

  • Tôm lột xác không hoàn toàn: Hàm lượng phèn cao làm giảm độ pH trong nước làm tôm khó lột xác. Đặc biệt là đối với giai đoạn thả nuôi ban đầu, tôm còn nhỏ quá trình lột xác không hoàn toàn và dính vỏ làm giảm tỉ lệ sống của tôm, gây ra thất thoát rất lớn khi thu hoạch.
  • Tôm bị mềm vỏ: Do hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong ao nhiễm phèn rất hạn chế, chính vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ của tôm, tôm thường bị thiếu hụt khoáng chất cho quá trình tạo vỏ.

Cách kiểm soát phèn-sắt trong ao nuôi • Tin Cậy 2022

  • Tôm rất chậm lớn và có màu sắc kém: Hầu hết các loài sinh vật trong ao đều chậm phát triển, tôm nuôi cũng vậy. Độ pH trong ao thấp làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm so với các ao khác, màu sắc tôm cũng sẽ không đẹp,…
  • Khó gây màu nước: Hàm lượng các chất khó tan trong ao nhiễm phèn làm giảm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tảo nên rất khó gây màu nước trong ao nuôi.

Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm bằng vi sinh như thế nào?

Sử dụng Aqua Fe với công thức kết hợp đặc biệt chứa các dòng vi sinh cực mạnh, trong đó có hàm lượng Thiobacillus ferrooxidans đậm đặc sẽ chuyển nhanh phèn (pyrite-FeS2) có hại ở dạng Fe2+ thành hợp chất khoáng sắt có lợi cho tôm ở dạng Fe3+. Cơ chế sinh học này diễn ra liên tục trong quá trình nuôi, nên phân hủy nhanh và kéo dài nhằm giảm hoàn toàn hàm lượng độc tố của phèn và kim loại nặng trong ao nuôi. 

CÁCH SỬ DỤNG:

- Dùng 200g/2.000m3, tạt đều khắp bề mặt ao. Sử dụng suốt vụ nuôi.    

Chú ý: Nhằm tăng hiệu quả của sản phẩm, nên ủ 200g AQUA Fe + 5kg mật đường + 50 lít nước trong 12 tiếng và tạt trực tiếp xuống ao.

khuyến khích bà con nên sử dụng sản phẩm men vi sinh. Không nên sử dụng hóa chất để xử lý phèn (sử dụng hóa chất mang lại hiệu quả tức thì, tuy nhiên phèn chỉ lắng tụ dưới đáy ao mà không bị phân hủy). Đối với men vi sinh Aqua Fe sau khi sử dụng từ 3-5 ngày sẽ có kết quả. Ao hết phèn và cực kỳ ổn định, an toàn mang lại năng suất cao.

Mọi thắc mắc về “Cách xử lý phèn trong ao nuôi”, xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH AQUAONLINE

Đ/c: 149 Phạm Văn Sáng, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM

Điện thoại: 0789 525 333 – Kỹ thuật: 0838.853.853

Website: www.aquaonline.net

Giỏ hàng (0)