Thái Lan: Nghiên cứu thành công nuôi tôm độ mặn thấp

Thái Lan: Nghiên cứu thành công nuôi tôm độ mặn thấp

Để bền vững, hệ thống nuôi tôm cần có nước tuần hoàn và cách thoát nước thải và chất thải trong ao. Chất thải từ nuôi tôm được chuyển thành thức ăn cho cá, trong khi nước tuần hoàn được xử lý trong một hệ thống khép kín nhằm giảm lượng chất thải thải ra môi trường. Mô hình này cho phép người nuôi tôm đạt được mật độ thả cao gấp 4 - 5 lần so với mật độ nuôi trong ao đất. Một chu kỳ nuôi điển hình trong hệ thống tuần hoàn kéo dài 70 ngày và có thể sản xuất tôm thương phẩm đạt kích cỡ 60 con/kg.

 

 

Ông Khun Kamphon Thaiso, Trưởng bộ môn Thủy sản thuộc khoa Nông nghiệp của Đại học Khon Kaen, cho biết TTCT là loài tôm nước mặn quan trọng nhất đối với kinh tế của Thái Lan và có nhiều tiềm năng được nuôi trong môi trường có độ mặn thấp. Khoa đã và đang nghiên cứu để tạo ra một hệ thống lưu thông cho phép tôm được nuôi trong nước ngọt với độ mặn thấp. Hệ thống được thiết kế để không thải nước, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng nuôi 300 con/m2 và có sản lượng sản xuất tương tự như các hệ thống thông thường (chu kỳ 70 ngày). Các nhà nghiên cứu cho biết những kết quả này có thể được sử dụng để thúc đẩy hệ thống tuần hoàn nước ngọt mới cho người nuôi tôm trên khắp Thái Lan.

Nguồn: Contom.vn

Giỏ hàng (0)